Cướp giật tài sản là hành vi khiến cho nhiều người căm phẫn cũng như gây thiệt hại cho nhiều người. Các quy định pháp luật về cướp giỏ xách không có tài sản và các mức xử phạt đối với người thực hiện hành vi sẽ được Luật Đạt Điền trình bày trong bài viết dưới đây.
Điều 171 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi cướp giật tài sản như sau:
Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. (Điều 171 Bộ luật Hình sự)
Căn cứ xác định của tội này là lỗi của người phạm tội phạm phải là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu lỗi cố ý của tội phạm này có các đặc trưng sau đây:
Động cơ phạm tội ở đây được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Tùy vào động cơ phạm tội mà người phạm tội có thể được Tòa án xét xử theo tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ.
Mục đích phạm tội ở đây được hiểu là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội có mục đích cướp giật và chiếm đoạt tài sản.
Hành vi cướp giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản.
Nếu như trong quá trình thực hiện hành vi, nếu chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.
Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả cuối cùng của hành vi cướp giật tài sản là người phạm tội giật được tài sản.
Chủ thể của tội phạm phải là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, là người nhận thức được hành vi của bản thân có thể gây ra hậu quả cho xã hội nói chung và người khác nói riêng và điều khiển được hành vi của bản thân và không thuộc các trường hợp không chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 21 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Theo Điều 12 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có quy định cụ thể về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Như vậy, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 171 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Khách thể của tội phạm là quan hệ pháp luật được luật hình sự bảo vệ và bị các tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm được chia làm 3 loại là:
Trong tội cướp giật tài sản, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ mang đi do tính chất của hành vi là nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu để cấu thành tội cướp giật tài sản
Thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhưng không có tài sản thì vẫn bị xử lý hình sự theo Điều 171 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi cướp giật sẽ được cấu thành tội phạm khi hành vi đó đáp ứng đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm:
Thực hiện hành vi cướp giật nhưng không có tài sản
Với sự am hiểu pháp luật và dày dạn kinh nghiệm của đội ngũ luật sư, công ty Luật Đạt Điền sẽ tư vấn, đưa ra hướng giải quyết cho Quý khách hàng cũng như tham gia vào quá trình tố tụng và làm việc với cơ quan Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng. Cụ thể: