Hiện nay, các tranh chấp hủy bỏ di chúc ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với phần di sản có giá trị lớn. Di chúc là một phương thức thể hiện ý chí của người để lại di sản định đoạt di sản khi họ chết. Vì di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương nên việc xác định một bản di chúc có đáp ứng các điều kiện luật định không hề dễ dàng.
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết“.
Như vậy, di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập nhằm định đoạt tài sản của họ sau khi chết. Hiện nay, có 02 loại di chúc:
Về nguyên tắc, di chúc phải được thể hiện bằng văn bản, tuy nhiên, trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, “di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế“.
Ngay cả khi di chúc đã đáp ứng các điều kiện luật định nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp di chúc không thể thực hiện được và di chúc khi đó không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Cụ thể:
Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
Ngoài những điều kiện chung trên, đối với từng trường hợp sẽ có quy định bắt buộc riêng để đảm bảo hiệu lực của di chúc.
Về hình thức, thông thường di chúc không bắt buộc phải có người làm chứng hay công chứng, chứng thực.
Lưu ý:
Hủy bỏ di chúc là việc người để lại di chúc, thông qua hành vi pháp lý hợp pháp để tuyên bố hủy hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó.
Việc hủy bỏ di chúc là làm tiêu hủy hiệu lực pháp lý của di chúc trước nhưng không bao hàm cả việc đưa ra một di chúc mới.
Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:
Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc.
Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với di chúc đó.
Như đã phân tích ở trên thì tuyên bố di chúc vô hiệu khác với việc hủy bỏ di chúc mặc dù cả hai thuật ngữ đều nhằm chấm dứt sự điều chỉnh của nội dung di chúc đối với phần di sản thừa kế. Di chúc vô hiệu do 02 nguyên nhân chính:
(Khoản 2 Điều 629, Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015)
Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc được xem xét là tranh chấp về giao dịch dân sự. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc như sau:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Đạt Điền.