Luật sư vpls24h.vn : Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì? ý nghĩa ghi nhận giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Posted on Tháng 01 05, 2025 by admin

Luật sư Từ Tiến Đạt Phó Trưởng phòng thanh tra Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam( Ảnh)

 Đoàn Luật sư TPHCM: Văn phòng luật sư vpls24h.vn tư vấn:

Về nguyên tắc, mọi giao dịch dân sự được pháp luật công nhận khi sự giao kết được thực hiện trên cơ sở trung thực, tự nguyện và đồng thuận của các bên tham gia thiết lập giao dịch. Do đó, hậu quả vô hiệu đối với giao dịch dân sự được thiết lập do giả tạo là điều đương nhiên.

2. Giao dịch dân sự vô hiêu do giả tạo là gì?

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Giao dịch dân sự vô hiêu là giao dịch không thỏa mãn một hay nhiều điều kiện có hiệu lực của giao dịch do pháp luật quy định, không làm phát sinh các hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn.

Đó là các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: Điều kiện về chủ thể, về mục đích, về nội dung của giao dịch dân sự, điều kiện về sự tự nguyên khi xác lập giao dịch dân sự, điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự phù hợp với quy định pháp luật. Chỉ cần thiết một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự dã xác lập có thể trở thành giao dịch dân sự vô hiệu mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là gì?

Từ điển Luật học giải thích: giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau”

Khi tham gia giao dịch dân sự thì các bên cùng bày tỏ ý chí thể hiện ý chí mong muốn thật, nếu như giao dịch được giao kết một cách giả tạo nhằm che đậy ý chí thật của các chủ thể thì giao dịch đó vô hiệu. Theo cách hiểu về khái niệm giả tạo trên thì có thể thấy giao dịch vô hiệu do giả tạo là giao dịch được xác lập không thật, nhằm che giấu ý chí thật của các chủ thể. Trong khoa học pháp lý, giao dịch giả tạo là giao dịch mà các chủ thể không có ý định thiết lập quyền và nghĩa vụ với nhau, nội dung của giao dịch giả tạo không thể hiện ý chí đích thực của các bên. các bên tạo ra giao dịch giả tạo chỉ nhằm che đậy hành vi pháp lý khác.

Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 nêu lên cách hiểu về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và ghi nhận các hình thức của giao dịch do giả tạo như sau: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giá tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp thiết lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Như vậy, giao dịch giả tạo chỉ mang tính hình thức, mục đích xác lập giao dịch giả tạo chỉ để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tranh nghĩa vụ với người thứ ba. Giao dịch giả tạo không thể hiện đúng ý chí đích thực của các bên.

Tuy nhiên, không phải bất cứ một sự thể hiện ý chí giả tạo nào cũng đều là giao dịch giả tạo mà chỉ những giao dịch các bên chủ thể có sự thông đồng với nhau từ trước khi tham gia giao dịch mới là giao dịch giả tạo, vì vậy để đảm bảo giao dịch tuân thủ đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình thì giao dịch giả tạo bị vô hiêu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực.

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm khoa học về Giao dịch dân sự vô  hiệu do giả tạo như sau:

GIao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là giao dịch được xác lập không xuất phát từ ý chí đích thực của các bên tham gia giao dịch, không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

3. Đặc điểm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Pháp luật dân sự đề cao tính tự nguyện, tự do thỏa thuận xác lập giao dịch của các chủ thể, từ đó các chủ thể có thể tự do biểu đạt ý chí, hình thức, nội dung của giao dịch cho phù hợp với mục đích của giao dịch, nhưng muốn được pháp luật công nhận hiệu lực các bên phải tuân theo những điều kiện nhất định mà pháp luật quy định để được bảo hộ quyền và lợi ích khi tham gia giao dịch. Nếu không tuân theo hậu quả mà các bên phải gánh chịu là giao dịch đó vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo mang đặc điểm chung của một giao dịch dân sự vô hiêu, đó là không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, các bên sẽ phải chịu hậu quả pháp lý không mong muốn khi giao dịch dân sự vô hiệu, mục dích xác lập giao dịch không đạt được. Bên cạnh đó, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo còn mang những đặc điểm riêng đó là:

– Giao dịch giả tạo không thể hiện ý chí thật của các bên xác lập giao dịch;

– Các bên tự nguyện tham gia giao dịch có sự thông đồng từ trước khi giao kết giao dịch giả tạo;

– Mối quan hệ giữa giao dịch dân sự giả tạo và giao dịch bị che giấu;

– Giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba;

– Giao dịch giả tạo thuộc loại giao dịch vô hiệu tuyệt đối

4. Ý nghĩa ghi nhận giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nói riêng đều có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích h ợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước, đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao lưu dân sự. Với quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo còn có ý nghĩa cụ thể như sau:

Thứ nhất, đảm bảo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự

Các chủ thể khi tham gia giao kết giao dịch dân sự đều có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận mà không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội sẽ có hiệu lực thực hiện giữa các bên và được các chủ thể khác tôn trọng. Giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hay trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba là vi phạm nguyên tắc tự nguyện. Các bên không bày tỏ ý chí đích thực của mình, không nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ đích thực từ giao dịch giả tạo. Sự thống nhất đó xâm phạm tới lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội và lợi ích của nhà nước, vì lẽ đó pháp luật quy định giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị vô hiệu.

Quy định ghi nhận giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ngăn chặn phòng ngừa các chủ thể giao kết giao dịch dân sự giả tạo, góp phần bảo vệ trật tự công cộng, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch.

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch hoặc người thứ ba ngay tình, đảm bảo tính công bằng và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Khi các bên chủ thể giao kết giao dịch giả tạo, thì giao dịch đó sẽ bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật fhif phải hoàn trả bằng tiền, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó, bên có lỗi gây thiệt hại  thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Quy định về bảo vệ bên ngay tình khi một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do giả tạo, theo đó quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được pháp luật bảo vệ khi tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và người thứ ba có được tài sản thông qua một giao dịch có đền bù. Nếu người thứ ba có được tài sản từ người khác sau khi tài sản đó đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Như vậy, các quy định của pháp luật về việc giải quyết bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan khi một giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu do giả tạo góp phần đảm bảo tính khách quan, bảo vệ tố hơn quyền lợi của các chủ thể khi tham gia bào quan hệ pháp luật này.

Thứ ba, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các giao dịch dân sự là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết, ý chí đó phải được bày tỏ một cách trung thực, thống nhất ý chí bên trongh và ý chí bày tỏ ra bên ngoài. Mọi sự thỏa thuận của các chủ thể đều được pháp luật ghi nhận và cũng có các chế tài phù hợp để xử lý khi các bên thông đồng gian dối trong thỏa thuận nhằm che giấu một sự thật khác. Căn cứ vào các quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra, giám sát và xử lý các giao dịch giả tạo phát sinh trên thực tế chính xác hơn.

Thứ tư, là căn cứ để các bên tự thỏa thuận hoặc để Tòa án giải quyết khi có xảy ra tranh chấp mà các bên chủ thể khởi kiện tại Tòa án

Nội dung của giao dịch sẽ là chứng cứ để xác định có hay không sự thông đồng trong việc giao kết giao dịch giả tạo, có tồn tại trên thực tế giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Hệ quả từ việc thông đồng các bên sẽ phải chịu hậu quả pháp lý theo trách nhiệm của các bên có liên quan đến giao dịch dân sự giả tạo và tuyên bố giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu.