LUẬT SƯ 24H Bảo vệ Cho Đương sự tại CÔNG AN, Tòa án Bình Tân.

Posted on Tháng 01 09, 2025 by admin

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐẠT ĐIỀN BÌNH TÂN Chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục kháng nghị Giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM; kháng nghị giám đốc thẩm tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM.

+CHUYÊN ĐẠI DIỆN ỦY QUYỀN CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG CÁC VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI BÌNH TÂN BÌNH CHÁNH

+ CHUYÊN TƯ VẤN  GIẢI QUYẾT THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TẠI TÒA ÁN CẤP CAO TẠI TPHCM  , VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP  CAO TẠI TPHCM            

Văn phòng luật sư ĐẠT ĐIỀN chuyên nhận : Đại diện của đương sự tại tòa án nhân dân quận Bình Tân và Tòa án nhân dân cấp cao Tại TPHCM; Đảm nhận viết đơn kháng nghị Giám đốc thẩm:

– Sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng pháp luật về các vấn đề liên quan đến người đại diện của đương sự cho thấy còn nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp, có những vấn đề cần thiết nhưng chưa được luật hóa…

I. Khái quát về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

1. Khái niệm người đại diện của đương sự

a. Người tham gia tố tụng

Để giải quyết một vụ việc dân sự cần có sự tham gia của rất nhiều chủ thế với các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ngoài cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự. Đó là những người tham gia tố tụng.

Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ Tòa án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

b. Người đại diện của đương sự: 

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) thì:

1. Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

2. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.

Theo quy định này thì người đại diện luôn nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực mình phụ trách.

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu, người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng, thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án.

c. Vai trò của người đại diện của đương sự:

Người đại diện của đương sự tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự có một ý nghĩa rất lớn:

Thứ nhất: việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự có tác dụng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Thứ hai: việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật về vụ việc dân sự.

2.  Các loại đại diện của đương sự: 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, người đại diện của đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa được. Thông thường, người đại diện của đương sự là các cá nhân bởi họ có thể tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong tố tụng. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) thì có trường hợp ngoại lệ như trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện cho đương sự.

Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự gồm:

a. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật.

Những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật đã hạn chế những trường hợp không được làm người đại diện tại Điều 75 BLTTDS, đó là: người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự; người là đương sự trong cùng một vụ án đối với người được đại diện mà quyền, lợi ích của họ đối lập với quyền, lợi ích của người được đại diện; đang là người đại diện theo pháp luật của một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền, lợi ích của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích của người được đại diện.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi xét thấy cần thiết. Phạm vi tham gia tố tụng của họ không bị hạn chế trong các loại việc.

b. Người đại diện do Tòa án chỉ định

Người đại diện do Tòa án chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án.

Mặc dù mục đích của việc Tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự là bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án song trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt nên theo quy định tại Điều 76 BLTTDS thì Tòa án chỉ tiến hành chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật không được đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 BLTTDS. Đồng thời, Tòa án cũng không được chỉ định những người thuộc diện không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự.

Người đại diện do Tòa án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đương sự. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện do Tòa án chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc.

c. Người đại diện theo ủy quyền

Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự.

Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định của Tòa án, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự. Đương sự có thể ủy quyền cho bất kì người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trừ những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự và những người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, kiểm sát, công an.

Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự, sau khi ủy quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người được ủy quyền.

Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn. Việc ủy quyền phải được tiến hành dưới hình thức văn bản.

II. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

Như đã biết, xuất phát từ tính đa dạng của các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự cũng có nhiều hình thức, cụ thể là: Người đại diện của đương sự bao gồm: người đại diện theo pháp luật, người đại diện do toà án chỉ định và người đại diện theo uỷ quyền. Tuỳ vào tính chất tham gia tố tụng trong từng trường hợp cụ thể mà người đại diện của đương sự có các quyền và nghĩa vụ nhất định.Vấn đề này đã được quy định tại Điều 74 BLTTDS:

1. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật và người đại diện do toà án chỉ định

Trong các trường hợp này, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Do bản thân đương sự không thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cho nên người đại diện theo pháp luật và người đại diện do toà án chỉ định được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự (Khoản 1 Điều 74). Đối chiếu với điều 58 BLTTDS quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, ta có thể thấy quyền và nghĩa vụ của đại diện theo pháp luật và người đại diện toà án chỉ định được quy định như sau:

– Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: Đây là một trong những quyền quan trọng của người đại diện theo pháp luật và do toà án chỉ định cho đương sự bởi chứng cứ và chứng minh là một trong những căn cứ quan trọng nhất, mang tính chất quyết định trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lí chứng cứ cung cấp chứng cứ cho mình để giao nộp cho Toà án.

– Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu: Đây là các trường hợp người đại diện của đương sự không thể tự mình thực hiện việc thu thập chứng cứ, thì có thể sử dụng quyền này để đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng là Toà án, Viện kiểm sát, với tư cách là các cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc.

– Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập: Do thu thập chứng cứ là quyền của nhiều chủ thể tham gia tố tụng dân sự nên để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình giải quyết, người đại diện theo pháp luật, đại diện do Toà án chỉ định cho đương sự có quyền được biết và xem xét các chứng cứ khác không phải do mình thu thập để có thể chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quá trình tố tụng, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người được đại diện.

– Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong các trường hợp nhằm giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để đảm bảo thi hành án, với tư cách là người đại diên của đương sự, người đại diện theo pháp luật hay do toà án chỉ định của đương sự có quyền đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành: Do các vụ việc được giải quyết bằng thủ tục tố tụng dân sự là các vụ việc trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động – là các vụ việc luôn đề cao sự tự thoả thuận của các bên đương sự nên trong trường hợp đương sự không thể tự mình tham gia tố tụng với tư cách của chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật hay do toà án chỉ định thì người đại diện được thay mặt đương sự thoả thuận với ác đương sự khác về việc giải quyết vụ án hay tham gia hoà giải do toà án tiến hành; nhằm đảm bảo tôn trọng ý chí của các bên đương sự tham gia tố tụng.

– Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

– Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Tham gia phiên toà;

– Yêu cẩu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

– Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;

– Tranh luận tại phiên toà: Đây là một trong những quyền quan trọng nhất của người đại diện theo pháp luật, đại diện do Toà án chỉ định cho đương sự bởi tại phiên toà, căn cứ vào những chứng cứ được đưa ra cũng như sự tranh luận của các bên đương sự, vụ việc sẽ được các chủ thể có thẩm quyền giải quyết.

– Được cấp trích lục bản án , quyết định của Toà án;

– Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này.

– Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

– Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;

– Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

– Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

– Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

– Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo uỷ quyền của đương sự

Trong trường hợp này, người đại diện của đương sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Bản thân đương sự cũng có thể tự thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ. Do vậy. người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi uỷ quyền (Khoản 2 Điều 74 BLTTDS). Xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ ủy quyền luôn tồn tại 2 quan hệ:

Thứ nhất: Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền: Trong quan hệ này người được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

Thứ hai: Quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch: Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch. Trong trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện được quy định cụ thể tại Điều 146 BLDS thì:

1Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối ; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện

2. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiêm liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, tuỳ từng trường hợp, là người đại diện theo pháp luật, đại diện do Toà án chỉ định cho đương sự hay đại diện theo uỷ quyền mà người đại diện tham gia vào quá trình tố tụng dân sự với các quyền và nghĩa vụ khác nhau.

 VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐẠT ĐIỀN BÌNH TÂN: 0966 456 678