Việc thực hiện các giao dịch vay mượn, cầm cố thế chấp nhà đất bằng giấy viết tay hiện nay vẫn còn khá phổ biến, nó tiềm ẩn những rủi ro pháp lý do nội dung không rõ ràng dễ dẫn đến tranh chấp. Vấn đề giải quyết tranh chấp nhà đất viết giấy tay cũng được nhiều người thắc mắc. Vậy, khi phát sinh tranh chấp liên quan cầm cố nhà đất bằng giấy tay thì căn cứ giải quyết sẽ như thế nào? Thủ tục khởi kiện giải quyết ra sao? Cùng Luật vpls24h.vn tham khảo bài viết sau đây.
Giải quyết tranh chấp cầm cố nhà đất bằng giấy viết tay năm 2023
Quy định về cầm cố nhà đất theo pháp luật hiện nay 2023
Theo quy định khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự 2015 thì nhà đất là bất động sản. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Có thể thấy, nhà đất cũng là tài sản và cầm cố nhà đất là cầm cố tài sản.
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó thì bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Về hiệu lực của cầm cố tài sản:
-
Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
-
Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
-
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
-
Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
-
Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
-
Tài sản cầm cố đã được xử lý.
-
Theo thỏa thuận của các bên.
(Căn cứ pháp lý: Điều 309, Điều 310, Điều 315 Bộ luật dân sự 2015)
Cầm cố nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ còn thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Về bản chất, có thể thấy cầm cố và thế chấp tài sản đều là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Và nhà đất là bất động sản cần được đăng ký quyền sở hữu, việc thực hiện giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Mặt khác, việc thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, việc nhận thế chấp của cá nhân đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện. Cụ thể:
-
Bên nhận thế chấp là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
-
Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bảo gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
-
Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác liên quan.
Chính vì vậy, để một giao dịch cầm cố nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý cần phải đáp ứng các điều kiện trên.
(Căn cứ pháp lý: Điều 106, Điều 298 Bộ luật dân sự 2015; khoản 3 Điều 167, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013; Điều 35 Nghị định 21/2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ)
Hướng giải quyết tranh chấp cầm cố nhà đất bằng giấy tay
Giao dịch cầm cố với bất động sản đăng ký quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định về việc cầm cố đối với từng loại tài sản nhất định thì việc cầm cố đó phải được công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch đảm bảo. Bên cạnh đó, việc cầm cố nhà đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn hòa giải để giải quyết tranh chấp, nếu không hòa giải được thì có thể nộp đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
(Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật hòa giải ở cơ sở 2013; Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Hướng giải quyết tranh chấp khi phát sinh mâu thuẩn
– Khởi kiện giải quyết tranh chấp cầm cố nhà đất bằng giấy tay
– Hòa giải cơ sở tại uỷ ban nhân dân xã phường thị trấn
Việc hòa giải ở cơ sở phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở. Do đó, các bên tranh chấp không bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở. Mặt khác, cầm cố nhà đất là giao dịch dân sự nên tranh chấp ở đây là tranh chấp về giao dịch dân sự chứ không tranh chấp đất đai nên không bắt buộc cá bên phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, tranh chấp cầm cố nhà đất viết tay không bắt buộc phải hòa giải cơ sở.
(Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 4 Luật hòa giải ở cơ sở 2013; Điều 202 Luật Đất đai 2013; khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án).
Hòa giải cơ sở tại uỷ ban nhân dân xã phường thị trấn
Khởi kiện tại tòa án nơi có nhà đất, hay nơi cư trú bị đơn
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo mẫu số 23 Nghị quyết 01/2017 ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự và kèm theo các tài liệu, chứng cứ (căn cước công dân; tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện; các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;…) đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc nộp đơn khởi kiện được thực hiện bằng cách:
-
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
-
Gửi quà theo đường dịch vụ bưu chính;
-
Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi được Chánh án phân công thì Thẩm phán phải đưa ra một trong các quyết định sau:
-
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
-
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
-
Chuyển đơn khởi kiện;
-
Trả lại đơn khởi kiện.
Khi xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán tiến hành hòa giải, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
-
Hòa giải thành: ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
-
Hòa giải không thành và không thuộc các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án: quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.