ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM
(Ho Chi Minh City Lawyers Association - DAT DIEN law office)
0567 50 1111 - 028 3968 3456
Trong các vụ án hình sự chúng ta thường hay nghe đến từ xin cho bị can được tại ngoại. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay tại ngoại thực chất là gì? Và điều kiện cũng như thủ tục để được xin tại ngoại là như thế nào?
Thông thường, một người một người có quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giáo bị can để thực hiện các công tác điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội… Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này đây chính là được cho tại ngoại.
Như vậy, tại ngoại là là hình thức áp dụng đối với đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam.
Về mặt pháp lý, việc bị can, bị cáo được tại ngoại thông quan thủ tục bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 Bộ Luật bố tụng hình sự năm 2015, còn hay được gọi là bảo lãnh tại ngoại.
Trong quá trình điều tra mà được tại ngoại không có nghĩa là bị can, bị cáo không còn có tội nữa và vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án, sau đó, khi có bản án quyết định của Tòa nếu người đó bị tuyên có tội thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
Để được tại ngoại thì bị can, bị can bị cáo cần có người thực hiện bảo lĩnh, điều kiện để được bảo lĩnh tại ngoại được quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Về người đứng ra nhận bảo lĩnh:
+ Đối với bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:
Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện bảo lĩnh đối với người là thành viên của cơ quan, tổ chức mình thì phải có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đồng thời có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.
+ Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân: cá nhân có thể thực hiện bảo lĩnh tại ngoại cho người thân thích của mình, và trong trường hợp này yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lĩnh, về điều kiện cụ thể như sau:
Cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân của mình cần phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi đang học tập, làm việc.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhận bảo lĩnh phải cam đoan bị can, bị cáo trong thời gian tại ngoại vẫn phải có nghĩa vụ sau:
+ Không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú và không tiếp tục phạm tội.
+ Phải phối hợp, hợp tác điều tra với cơ quan có thẩm quyền, có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp có lý do chính đáng (trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh…)
+ Cam đoan không để bị can, bị cáo mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
+ Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.
+ Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích họ.
– Về người được bảo lĩnh.
Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể về điều kiện của người được bảo lĩnh mà chỉ quy định là Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. Chẳng hạn như với những tội ít nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng ổn định, có dấu hiệu tích cực trong việc phối hợp điều tra phá án thì được quyền bảo lãnh tại ngoại.
Như vậy một người để được bảo lãnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét về tính chất, hành vi phạm tội, nhân thân của người đó và đồng thời cần phải có ít nhất 2 người thân thích đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh cho họ.
Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh mà để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy từng mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trình tự, thủ tục xin bảo lĩnh tại ngoại được thực hiện cụ thể như sau:
– Những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:
+ Trong cơ quan điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
+ Trong Viện kiểm sát: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
+ Tại Tòa án: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Hồ sơ xin bảo lĩnh:
Người thực hiện thủ tục bảo lĩnh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy cam đoan của người bảo lĩnh. Trường hợp là cơ quan, tổ chức thì phải có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.
+ Giấy cam đoan của bị can, bị cáo về việc thực hiện đúng các nghĩa vụ.
– Thủ tục bảo lĩnh:
Người thực hiện thủ tục xin bảo lĩnh cần phải thực hiện thủ tục theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Người bảo lĩnh và bị can, bị cáo viết giấy cam đoan, trong trường hợp cần phải xác nhận thông tin thì tiến hành các bước xác nhận.
+ Bước 2: Nộp giấy cam đoan này cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện của người bảo lĩnh và bị can, bị cáo, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định bảo lĩnh.
+ Bước 4: Nhận giấy quyết định bảo lĩnh tại nơi đang tạm giam bị can, bị cáo để được tại ngoại.
– Thời hạn bảo lĩnh tai ngoại:
Thời hạn bảo lĩnh cho bị can, bị cáo tại ngoại được quy định là không được quá khoảng thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Đối với người bị kết án phạt tù thì thời hạn bảo lĩnh tại ngoại không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó bắt đầu phải chấp hành án phạt tù.
Ví dụ: Ngày 01/03/2019 anh A bị Tòa án tuyên phạt mức phạt là 01 năm tù giam, thời gian bắt đầu chấp hành hình phạt là từ ngày 15/04/2019. Vậy thời gian được tại ngoại của anh A là từ ngày 01/12/2018 đến trước ngày 15/04/2019.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi muốn hỏi con tôi phạm Tội trộm cắp tài sản bị công an điều tra bắt và khởi tố theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 2015 và là tội ít nghiêm trọng và bị khởi tố ngày 06/07/2016 và con tôi không bị tạm giam, tạm giữ và được cho tại ngoại. Con tôi có ăn trộm một cái máy tính sách tay giá 3 triệu 600 nghìn. Đến ngày 06/09/2016 con tôi nhận được một giấy triệu tập của tòa án để nên làm thủ tục cho bị cáo tại ngoại. Tôi muốn hỏi làm thủ tục cho bị cáo là làm sao? Như thế nào? Mong luật sư trả lời giúp.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn như sau:
“Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.”
Như bạn trình bày, con bạn không bị tạm giam, tạm giữ và được tại ngoại. Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có rất nhiều biện pháp ngăn chặn được Tòa án áp dụng.
Khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh”.
Như vậy, Tòa án mời gia đình bạn lên để thực hiện thủ tục bảo lĩnh cho con bạn. Thủ tục bảo lĩnh thực hiện theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
– Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
– Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, để làm thủ tục bảo lĩnh thì gia đình bạn có thể cử ra 2 người là thân thích để đứng ra bảo lĩnh cho con bạn. Những người này phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phải đến chính quyền địa phương nơi đang cư trú xin xác nhận về việc bảo lĩnh. Khi làm thủ tục bảo lĩnh, người bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền.