Hành vi cưỡng đoạt tài sản là gì ? Phân tích cấu thành tội phạm của hành vi cưỡng đoạt tài sản ? Hình thức xử lí đối với tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Tội cưỡng đoạt tài sản theo luật hình sự ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hành vi đe dọa để cưỡng đoạt, lấy đi tài sản của người khác bị xử lý như thế nào ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

1.1. Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản ?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…

1.2. Phân tích cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định rõ tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

“Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Về khách thể tội cưỡng đoạt tài sản:

Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Về mặt khách quan tội cưỡng đoạt tài sản:

Hành vi tội cưỡng đoạt tài sản:

Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

– Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại.

Về mặt chủ quan tội cưỡng đoạt tài sản: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Về chủ thể tội cưỡng đoạt tài sản: Là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm nhiệm hình sự.

1.3. Hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:

– Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

– Khung 4: Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung đó là:

“5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. Phân tích dấu hiệu nhập biết tội cưỡng đoạt tài sản

PHÂN TÍCH DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TỘI DANH CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN:

Tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được hiểu như sau:

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thù đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Cũng như các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Hành vi (khác) uy hiếp tỉnh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa. Hành vi uy hiếp tinh thần có thể được thực hiện bằng một số thủ đoạn sau:

– Đe dọa huỳ hoại tài sản của người bị đe dọa;

– Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;

– Đe dọa loan những tin thuộc về đời tư (mà người bị đe dọa muốn giữ kín) V.V..

Những điều đe dọa trên có thể có thực, có thể không có thực hoặc chỉ có thực một phần. Điều Ịuật không giới hạn những thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp, khổng chế được ý chí của người khác đều được coi là thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Người bị đe dọa có thể là chủ tài sản hoặc chỉ là người có trách nhiệm đối với tài sản.

+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:

Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản.

Việc thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần đã được quy định là nhằm mục đích chiếm

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” được quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó “người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Ngoài những dấu hiệu về chủ thể phải đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội “Cưỡng đoạt tài sản” thì mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội này. Nếu người phạm tội không có mục đích chiếm đoạt tài sản mà hành vi nhằm một đích khác thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự có hành vi khách quan “đe doạ sẽ dùng vũ lực…” là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội “Cướp tài sản” đe doạ “dùng vũ lực ngay tức khắc” thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” là đe doạ “sẽ dùng vũ lực” tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp.

Trường hợp một số phóng viên, công tác viên của một số báo có thể không có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng lại dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần đối với cá nhân, tổ chức bằng việc đăng hoặc không đăng bài báo nhằm ép cá nhân, tổ chức đó phải đưa tiền cho mình cũng thỏa mãn dấu hiệu phạm tội của tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Ở đây, người bị đe doạ, uy hiếp tinh thần còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

Thực tế, quá trình diễn biến tội phạm, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội “Cướp tài sản” chứ không còn là “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tội “Cưỡng đoạt tài sản” là nhóm tội có cấu thành hình thức. Tức là khi người phạm tội có hành vi mà điều luật mô tả thì tội phạm đã hoàn thành. Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

3. Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản ?

Kính chào luật sư! Em năm nay 24 tuổi, em xin trình bày và mong luật sư tư vấn một nội dung như sau: Em và bạn chơi với nhau thân thiết, nay em có việc mượn xe của bạn đi sang huyện bên nhưng vì em say rượu nên tối hôm đấy không về trả xe cho bạn được.
Chính vì bố mẹ bạn em không thích hai đưa em chơi với nhau và gia đình bạn em cũng mâu thuẫn với bố mẹ em từ trước do làm ăn chung. Hai đứa em vẫn rất thân thiết mặc cho bố mẹ cấm cản. Gia đình bạn em tố cáo lên công an về tội em cưỡng đoạt tài sản của bạn em. Em có giấy triệu tập của cơ quan công an lên để làm việc.
Em xin luật sư tư vấn giúp em về hành vi cưỡng đoạt tài sản để em có thể làm việc tốt hơn đối với cơ quan công an ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Luật sư nhận thấy việc gia đình người bạn tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản đối với bạn là không khách quan, vì người bạn đã cho bạn mượn xe chứ không có hành vi cưỡng đoạt nào. Để cấu thành một tội phạm cụ thể, không chỉ riêng đối với tội cưỡng đoạt tài sản mà còn áp dụng cho tất cả các tội phạm khác nữa là cần đáp ứng được 4 yếu tố như sau:

Yếu tố về chủ thể: Luật hình sự Việt Nam quy định chủ thể của tội phạm phải là cá nhân, người có năng lực trách nhiệm hình sự. Thực tế cho thấy, việc xác định chủ thể phạm tội là rất khó khăn và có tính chất quan trọng, yếu tố này quyết định xem cá nhân chịu hình phạt có oan sai hay không.

Yếu tố về khách thể: khách thể của tội phạm là các trật tự xã hội bị xâm hại như: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Yếu tố về mặt chủ quan: mặt chủ quan của tội phạm chủ yếu được nhắc đến là yếu tố lỗi. Trong đó, lỗi được chia thành lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả. Bên cạnh đó, mặt chủ quan của tội phạm còn bao gồm động cơ, mục đích phạm tội.

Yếu tố về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm là những hành vi thực tế đã diễn ra, hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nếu hậu quả xảy ra trên thực tế không bắt nguồn từ hành vi thực tế thì hành vi đó không bị coi là hành vi phạm pháp. Ví dụ: A gọi điện rủ B đi chơi, B lấy xe máy đến chỗ hẹn với A, không may bị tai nạn giao thông dẫn đến chết người, trong ví dụ này, hành vi của A không thể bị coi là hành vi trái pháp luật, vì hành vi này không phải là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả chết người của vụ tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Điều 170, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản.

Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.

Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.

Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…

Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sỡ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

4. Khi bố phạm tội thì tài sản gia đình có bị tịch thu không ?

Chào quý công ty, mong công ty tư vấn giúp tôi trường hợp của tôi như sau: Dự án thủy điện khi tiến hành xây dựng đã chi trả các khoản tiền đền bù đất đai, hoa màu cho người dân nằm trong vùng dự án.
Tuy nhiên công ty không trực tiếp chi trả cho người dân mà chi trả thông qua Hội đồng đền bù của huyện (dự án xây dựng trong địa phận của huyện), bố tôi là chủ tịch hội đồng đền bù, trong quá trình chi trả cho người dân đã có một số cán bộ cấp dưới của bố tôi tham ô, ăn xén tiền của dân đến hàng chục tỷ đồng, qua các dấu hiệu khả nghi, công an đã vào cuộc điều tra.
Khi điều tra chưa kết thúc thì ngày 20/1/2015 bố tôi qua đời vì bị nhồi máu cơ tim, 3 ngày sau (tức ngày 23/1/2015) công an tỉnh đã đọc quyết định bắt tạm giam 3 cán bộ dưới quyền bố tôi để tiếp tục điều tra, trong quyết định, bố tôi không bị bắt tạm giam nhưng có thể bị quy vào tội thiếu trách nhiệm quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, hơn nữa, bố tôi đã mất, gia đình lo lắng nếu các cán bộ bị bắt đổ tội cho bố tôi và không có ai đối chứng.
Do vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này, bố tôi sẽ phải chịu hình phạt như thế nào? Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì tài sản gia đình tôi có bị tịch thu không? Gia đình tôi phải làm gì để chuẩn bị trước khi điều tra kết thúc?
Mong nhận được sự tư vấn sớm từ phía quý công ty, tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Tuấn Anh

Trả lời:

Trường hợp của bố bạn là đang trong quá trình điều tra và bố bạn bị đột quỵ rồi mất. Theo quy định của bộ luật hình sự thì người được xem là tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, như vậy một người đã chết sẽ không được xem là tội phạm.

Bên cạnh đấy,Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì vụ án được đình chỉ khi có căn cứ rằng người bị tình nghi là tội phạm chết thì vụ án sẽ bị đình chỉ và quá trình điều tra kết thúc. Nếu vụ án có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội thì chỉ đình chỉ đối với người đã chết còn những người khác vẫn tiến hành điều tra bình thường. Bố bạn đã chết nên vụ án sẽ đình chỉ đối với bố bạn và quá trình điều tra sẽ kết thúc đối với bố bạn còn những người khác thì không. Do đó bố bạn sẽ không bị xem là tội phạm nữa

Trong trường hợp này, đã đình chỉ điều tra, kết thúc điều tra đối với bố bạn, do đó mọi vấn đề liên quan đến người chết đều khép lại. Bên cạnh đấy hiện nay chưa có một quy định nào về việc là tài sản có liên quan đến tham nhũng sẽ bị tịch thu khi người bị tình nghi tội phạm đã chết.

Do đó gia đình bạn sẽ có thể sẽ không bị tịch thu, kê biên tài sản. Tuy nhiên nếu có thì gia đình bạn cũng sẽ không bị kê biên toàn bộ mà vẫn sẽ đảm bảo cuộc sống cho thân nhân người đã chết theo như quy định tại điều 45 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“Điều 45. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”

5. Nhận cầm cố tài sản bị vu oan là ăn cắp phạm tội gì ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Ngày 15/06/2015 anh và chú tôi ở Hải Phòng lên Hà Nội chơi và có ngồi xem một nhóm người đánh bạc trong nhà nghỉ nhưng không tham đánh bạc. Anh Hà -một người trong nhóm đó bị thua và cầm cố xe ô tô cho anh tôi. Nhưng đến sáng hôm sau, anh Hà đi báo công an là bị mất xe và công an và công an đã về Hải Phòng để điều tra và có giấy triệu tập anh tôi lên làm việc.
Vậy kính mong luật sư tư vấn trong trường hợp này anh tôi có bị phạm tôi không và nếu vi phạm thì bị phạt tiền hay phạt tù không ?
Trân trọng cảm ơn!
Người gửi: N.H.M