LUẬT SƯ TƯ VẤN TRÌNH TỰ THỦ TỤC KẾT THÚC ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Posted on Tháng 01 02, 2025 by admin
  • LUẬT SƯ TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TƯ VÁN TRÌNH TỰ THỦ TỤC TẠM GIAM TẠM GIỮ TẠI CƠ QUAN CÔNG AN QUẬN BÌNH TÂN, CÔNG AN TÂN PHÚ, CÔNG AN HUYỆN BÌNH CHÁNH.
  • NẾU BẠN HOẶC NGƯỜI THÂN BẠN BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI CƠ QUAN CÔNG AN PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA, CÔNG AN QUẬN BÌNH TÂN nếu cần tư vấn pháp luật về thủ tục tạm giữ tạm giam có đúng quy định của pháp luật và thời gian tạm giữ; hoặc cần tư vấn hành vi của mình và người thân có bị truy cứu và tội hình sự hay chỉ bị xử phạt hành chính thì hãy gọi luật sư để được tư vấn pháp luật qua SĐT: 0567 50 1111 Luật Sư Tiến Đạt 

TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐIỀU TRA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH MỚI NHẤT 2023

  1. Trình tự, thủ tục kết thúc điều tra

Căn cứ theo khoản 1 điều 232 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 232. Kết thúc điều tra

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.

Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.

Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

   2. Quy định về kết thúc điều tra

Theo quy định tại Điều 232 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về kết thúc điều tra như sau:

– Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.

– Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

– Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.

– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Giai đoạn kết thúc điều tra được bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và kết thúc khi Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền (trong trường hợp đình chỉ điều tra); hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố (trong trường hợp quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ và có căn cứ để truy tố bị can). Trong trường hợp bị can đã chết, hoặc không xác định được bị can ở đâu thì giai đoạn kết thúc điều tra chấm dứt khi Viện kiểm sát nhận được bản kết luận điều tra.

Căn cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:

– Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra

Kết thúc điều tra đưa ra bản kết luận điều tra là quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ các tình tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS và người đã thực hiện hành vi phạm tội đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát truy tố tội phạm và người phạm tội.

– Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

Kết túc điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là trường hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ rằng không có tội phạm xảy ra hoặc hành vi xảy ra không đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS và người đã thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra.

Bản kết luận điều tra phải ghi rõ những biện pháp ngăn chặn đã và đang được áp dụng; ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng đã thu giữ, nơi bảo quản và các bút lục phản ánh những điều đó và phải ghi rõ đã đình chỉ hay tạm đình chỉ đối với bị can nào. Đồng thời cũng phải ghi rõ các yêu cầu về bồi thường thiệt hại, những biện pháp đã áp dụng để bảo đảm bổi thường vật chất; bảo đảm phạt tiền, tịch thu tài sản.

  1. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố

Điều 233. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố

Trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.

Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

  1. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra

Căn cứ theo điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra

Trong trường hợp đình chỉ điều tra thì bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan.